Quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền hay kiểm soát dòng tiền là một kỹ năng vô cùng quan trọng dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu quản lý tốt, bạn sẽ có thể phân bổ nguồn tiền hiệu quả, đầu tư và sinh lời từ những nguồn tiền nhàn rỗi. Để làm được những điều đó, thì kiến thức cơ bản về quản lý dòng tiền là vô cùng quan trọng, cùng tìm hiểu thêm về kiến thức ở dưới đây nhé!

Quản lý dòng tiền là gì?

Quản lý dòng tiền là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về tài chính. Quản lý dòng tiền là việc doanh nghiệp đề ra các chiến lược, để thực hiện các hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những đánh giá để điều chỉnh sự phân bố của nguồn tiền sao cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa.

Ví dụ hai doanh nghiệp có quỹ tài chính là ngang nhau, vậy tại sao có công ty có lợi nhuận kinh doanh cao hơn mà không ngang nhau. Vì việc quản trị dòng tiền của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, việc phân bổ tài chính hợp lý, kiểm soát được dòng tiền giúp doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của công ty. Quản lý dòng tiền tốt sẽ đảm bảo nguồn tài chính của công ty luôn dồi dào, không dẫn đến tình trạng cạn kiệt vốn và khó xoay vòng vốn trong kinh doanh.

Quản lý dòng tiền tốt sẽ đảm bảo nguồn tài chính của công ty luôn dồi dào
Quản lý dòng tiền tốt sẽ đảm bảo nguồn tài chính của công ty luôn dồi dào

Tầm quan trọng của quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp

Quản lý nguồn tiền là một việc cực kỳ quan trọng quyết định đến sự sống còn của cả doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp thông báo phá sản, mặc dù các báo cáo tài chính ở những tháng gần nhất đều thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn tiền mặt trầm trọng do việc quản lý dòng tiền không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị khởi kiện và  rơi vào tình trạng phá sản.

Vậy việc dư thừa nguồn tiền sẽ như thế nào? Sự dư thừa tiền mặt sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không sử dụng nguồn tiền hiệu quả và đúng lúc. Nếu trong thời gian đó, doanh nghiệp tận dụng nguồn tiền dư thừa để mở rộng kinh doanh, đầu tư, phát triển sản phẩm, sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng linh hoạt nguồn tiền dư thừa. Hay tiền vốn dư trong khi doanh nghiệp vẫn đang phải vay vốn từ bên ngoài, với lãi suất cao điều này dẫn đến lãng phí nguồn tài chính.

Vậy việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tránh được những khó khăn về tài chính, vừa giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền một cách hiệu quả nhất. Và để làm được điều này, thì doanh nghiệp cần có những chiến lược và kế hoạch cụ thể trong từng thời điểm nhất định, đảm bảo cân đối giữa dòng tiền ra và vào.

Quản lý dòng tiền giúp doanh nghiệp tránh được những khó khăn về tài chính
Quản lý dòng tiền giúp doanh nghiệp tránh được những khó khăn về tài chính

Nguyên tắc quản trị dòng tiền hiệu quả trong doanh nghiệp

Lập kế hoạch dòng tiền

Khi bắt tay vào làm bất cứ điều gì, việc lên kế hoạch là điều cực kỳ quan trọng. Theo nguyên tắc 80/20, 80% kết quả đạt được sẽ dựa trên 20% kế hoạch mà bạn đặt ra cụ thể như thế nào. Việc sử dòng tiền cũng tương tự, nguồn tài chính luôn có hạn, để sử dụng tối ưu nhất thì doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng dòng tiền cụ thể và chi tiết theo định kỳ (theo tháng, hoặc theo quý).

Bên cạnh sử dụng tối ưu nguồn tài chính, lập kế hoạch còn giúp doanh nghiệp theo dõi được sự vận chuyển của dòng tiền theo hàng tháng, hàng quý. Từ đó, sẽ nhận ra được ưu và nhược điểm để khắc phục trong những giai đoạn sau. Vì vậy, nguyên tắc để quản lý dòng tiền là phải lập ra được kế hoạch quản lý rõ ràng.

Đẩy nhanh vòng quay tiền

Để làm được những điều này, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp về việc xử lý hàng tồn kho, để xoay vòng vốn, giảm nguồn hàng bị ứ đọng. Giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, sẽ giúp tiết kiệm chi phí về nhân công, kho bãi để chứa hàng, và tạo ra nguồn tiền giúp doanh nghiệp có thể đầu tư vào những lĩnh vực mới.

Các nguyên tắc kiểm soát nguồn tiền
Các nguyên tắc kiểm soát nguồn tiền

Kiểm soát các khoản nợ phải thu và nợ phải trả

Nợ thu là nguồn vốn bị bên khác chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu không quản lý tốt các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ dẫn đến rủi ro về tài chính, thâm hụt nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong việc lưu thông các nguồn tiền của tổ chức. Vì thế, việc đảm bảo các kế hoạch quản lý dòng tiền sẽ giúp tránh những rủi ro xấu, kiểm soát được các khoản nợ thu.

Nợ phải trả là doanh nghiệp đi vay vốn để có dòng tiền mới đầu tư kinh doanh, khi vay vốn doanh nghiệp cần phải trả tiền lãi theo lãi suất ngân hàng hoặc theo thỏa thuận. Quản trị dòng tiền tốt sẽ đảm bảo việc luôn trả nợ đúng hạn, không xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp và chủ vay, dòng tiền vẫn lưu thông rất tốt.

Sử dụng các công cụ giúp dự báo dòng tiền một cách chính xác và hiệu quả

Việc dự đoán dòng tiền giúp doanh nghiệp chuẩn bị được thời gian, công sức để lên kế hoạch phù hợp với dòng tiền của mình. Vì thế, các công cụ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cho ra những kết quả chính xác sau khi đã tính đến các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động của dòng tiền.

Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền của doanh nghiệp

Bước 1: Dự báo dòng tiền vào

Thuận tiện dự đoán và lập kế hoạch thì doanh nghiệp có thể lập kế hoạch quản lý dòng tiền thành 3 loại:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sản xuất: chủ yếu từ nguồn hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp như lợi nhuận bán hàng, dịch vụ sản phẩm, thu hồi nợ của doanh nghiệp ở bên đối tác… Cơ sở để dự đoán là dựa trên quy luật bán hàng, thời điểm thanh toán, chính sách bán…
  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư: Các doanh nghiệp sử dụng vốn của mình để đầu tư sang một lĩnh vực khác có tiềm năng và thu lợi nhuận từ việc đầu tư đó. Hoặc có thể, nguồn tiền đến từ việc chuyển nhượng thương hiệu, tiền thu hồi đầu tư vào lĩnh vực khác. Cơ sở giúp dự báo là các hoạt động thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư, hay thu hồi nợ từ bên đơn vị khác…
  • Dòng tiền từ việc đầu tư tài chính: Bao gồm các khoản tiền do các nhà đầu tư góp thêm tiền, huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu… Cơ sở dự đoán là khả năng vay nợ mới, các chiến lược của doanh nghiệp chuẩn bị phát hành chứng khoán.

Bước 2: Dự báo dòng tiền ra

Dự báo nguồn tiền ra giúp các doanh nghiệp kiểm soát được chi tiêu, và cân đối lại kế hoạch quản lý dòng tiền. Dòng tiền ra có thể chia thành 3 loại:

  • Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Sẽ bao gồm các khoản chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh như cung ứng vật dụng trong sản xuất, nguồn vốn cho việc mở rộng kinh doanh sản xuất, chi phí trả tiền lương cho người lao động, thuế, chi phí quảng cáo và tiếp thị… Cơ sở dự đoán sẽ dựa vào quy luật mua hàng, và các khoản nợ phải trả, dự đoán dựa trên quỹ lương, bảo hiểm, lãi suất của ngân hàng… tất cả đều ảnh hưởng đến dòng tiền ra của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Các hoạt động chủ yếu sẽ là việc đầu tư để mua tài sản cố định, phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoặc các nguồn vốn thực hiện đầu tư sang đơn vị khác, mua cổ phiếu trái phiếu… Cơ sở để xác định là các nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định và đầu tư sang đơn vị khác của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: bao gồm những khoản nợ vay để đầu tư, đến kỳ hạn thanh toán, tiền trả nợ cho các nhà đầu tư đã rótt vốn vào cho doanh nghiệp… Cơ sở dự báo là hoạt động tài chính xuất phát từ nhu cầu trả nợ theo hợp đồng của doanh nghiệp.
Dự báo dòng tiền
Dự báo dòng tiền

Bước 3: Tính toán dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của một doanh nghiệp là cách tính của dòng tiền thuần trong khoảng thời gian nhất định.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu của doanh nghiệp

Để xác định số tiền tồn đầu kỳ, sẽ có công thức sau:

Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ

Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu

Nếu doanh nghiệp cân bằng được dòng tiền thì rất tuyệt vời, vì trạng thái đó là lý tưởng nhất. Tuy nhiên trường hợp đó rất ít khi xảy ra, thường sẽ đi vào hai trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa.

Thiếu hụt, chúng ta sẽ xem xét bằng việc cân nhắc sử dụng các biện pháp thích hợp như xem xét khả năng vay vốn, khả năng thu hồi vốn, tối ưu các khoản chi tiêu hợp lý…

Trường hợp nguồn vốn dư thừa, doanh nghiệp chủ động xem xét các lĩnh vực đầu tư hợp lý, đem lại lợi nhuận cao. Tất nhiên khi đưa ra những biện pháp xử lý các nguồn tiền thì doanh nghiệp cần xem xét những dòng tiền dự báo vì khi thay đổi số tiền của một tháng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những tháng tiếp theo.

Bài viết tổng hợp những kiến thức về quản lý dòng tiền, việc làm chủ được sự vận chuyển của dòng tiền giúp các bạn có thể tối ưu các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hoặc có thể tối ưu nguồn tiền nhàn rỗi của bản thân giúp tạo ra lợi nhuận lớn nhất.